Bột ngũ cốc dinh dưỡng quan trọng như thế nào?

Bột ngũ cốc dinh dưỡng quan trọng như thế nào? Ngũ cốc là kết tinh của những loại hạt họ đậu, có nhiều chất dinh dưỡng và chất chống ung thư, đặc biệt là giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng nhờ dưỡng chất. Vậy từng thành phần bột ngũ cốc dinh dưỡng có giá trị như thế nào? Nên bảo quản ra sao để vẫn giữ nguyên những giá trị dinh dưỡng này? Cùng đọc bài viết này để tìm câu trả lời nhé!

Cách nấu súp rau củ chay

bổ sung sắt cho người ăn chay

bột dinh dưỡng cho người già

Ngũ cốc hữu cơ

Giá trị trong từng thành phần bột ngũ cốc dinh dưỡng là gì?

Ngũ cốc được đưa vào nhiều thực đơn dinh dưỡng để phát triển cơ thể cũng như để điều trị bệnh không chỉ vì sự đa dạng đó, mà cơ bản loại thực phẩm này mang đến những giá trị dinh dưỡng trong từng thành phần như sau:

Ngũ cốc có hàm lượng chất béo thấp. Vì lý do này, mỗi bữa sáng với ngũ cốc là cực kỳ hiệu quả.

Ngũ cốc giàu chất xơ có lợi cho hệ tiêu hóa. Nếu bạn mắc chứng táo bón kinh niên, nên nạp vào cơ thể mỗi ngày khoảng 30g ngũ cốc tùy thích các loại. Nếu bạn có hàm lượng cholesterol trong máu cao, 1 bát cháo yến mạch mỗi sáng là sự lựa chọn hoàn hảo.

Ngũ cốc rất giàu hàm lượng các vitamin nhóm B có lợi cho quá trình sản sinh năng lượng của cơ thể. Thêm vào đó, hàm lượng axit folic cao rất cần cho phụ nữ có kế hoạch sinh em bé hoặc đang mang thai.

Ngũ cốc chứa lượng chất sắt dồi dào, vì thế hãy tận dụng lợi thế đó để bổ sung chất thiết yếu này cho cơ thể. Phụ nữ đang mang thai, vận động viên hoặc những người bị thiếu chất sắt nhưng lại phải kiêng các loại thịt đỏ nên tăng ngũ cốc trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Ngũ cốc có hàm lượng muối thấp. Thích hợp với người có bệnh cao huyết áp hoặc tim mạch. Gạo lức có vitamin B1, B2, PP, calci, phosphor (hai chất này rất cần cho xương, chất sắt (bổ máu) rất ít chất đạm và chất béo

Đậu xanh và đâu đen có chứa chất đạm, sinh tố B1, B2 và PP nhiều hơn gạo lức lại có vitamin C, còn đậu đen có chất sắt nhiều hơn.

Đậu nành (đỗ tương), đậu phộng, mè (vừng) có lượng chất đạm và chất béo cao hơn, vitamin B1, B2, PP và một số chất khoáng.

Trong các loại đậu, chất xơ nhiều hơn gạo, và chất xơ này giúp làm chậm sự hấp thu chất đường, tránh tăng nhanh đường trong máu sau khi ăn, và chất xơ ngâm nước, giúp ta chồng việc táo bón – khi pha trộn như thế, có thêm vitamin B1, B2, PP, C, Calci, chất sắt (Fe), chất đạm, chất béo, mà trong gạo trắng có rất ít hoặc không có.

uống ngũ cốc có lợi sữa không

bột ngũ cốc dinh dưỡng cho bà bầu

Ngũ cốc chay

Làm thế nào bảo trong thời gian dài nhưng không mất đi thành phần bột ngũ cốc dinh dưỡng?

Ngũ cốc dễ bị nhiễm nấm mốc, có thể sinh độc tố vi nấm, nhiễm vi khuẩn Baciluss Cereus, Salmonella gây biến đổi các thành phần bột ngũ cốc. Vì vậy nên cần được bảo quản trong điều kiện thoáng khí, khô, mát và không nên để tồn kho.

Trường hợp mua ngũ cốc không có bao bì, nên mang theo vật dụng để đựng, hạn chế tối đa sự tiếp xúc của ngũ cốc với với túi nilon, túi nhựa vì dễ làm giảm chất lượng, dưỡng chất có trong ngũ cốc.

Để bảo quản ngũ cốc không bị mốc và mất chất dinh dưỡng, nên đựng trong lọ bằng nhựa, thủy tinh có nắp kín, nhất là nắp bằng kim loại, vì ngũ cốc sau khi xay xát có đặc tính khô, không chịu nước. Hoặc có thể hộp chuyên dụng được thiết kế đặc biệt với viền cao su xung quanh nắp nhằm đảm bảo độ kín hơi.

Bảo quản ở nơi khô mát (tủ hoặc kệ bếp), tránh nhiệt độ cao và ánh nắng trực tiếp.

Chú ý đến thời gian bảo quản, phần lớn ngũ cốc có hạn sử dụng trong vòng vài tháng kể từ khi mua; tuy nhiên, có thể kéo dài hạn sử dụng nếu bảo quản trong tủ lạnh.

Hy vọng bài viết này đã cập nhật cho bạn những kiến thức về thành phần bột ngũ cốc dinh dưỡng. Chúc bạn tìm được những sản phẩm phù hợp với mục đích sử dụng của mình và bảo quản được trong thời gian lâu nhất.